Cập nhật các loại giấy phép lái xe ô tô mới năm 2024

Trung Tâm Đào Tạo Sát Hạch Lái Xe Tâm An
Cập nhật các loại giấy phép lái xe ô tô mới năm 2024
29/06/2024 09:53 AM 60 Lượt xem

    CẬP NHẬT CÁC LOẠI GIẤY PHÉP LÁI XE NĂM 2024

    I. Vì sao cần có giấy phép lái xe ô tô?

    1. Đảm bảo lái xe an toàn

    Giấy phép lái xe là minh chứng cho việc người lái đã được đào tạo bài bản về luật giao thông đường bộ, nắm vững kỹ năng điều khiển xe an toàn và giải quyết các tình huống nguy hiểm.

    Vì vậy, tài xế có bằng lái tức là đã được kiểm tra về cách lái xe ô tô an toàn, góp phần giảm thiểu nguy cơ gây ra rủi ro trên đường.

    2. Giảm tai nạn giao thông

    Theo các thống kê, tỷ lệ tai nạn giao thông do người lái xe không có giấy phép lái xe cao hơn nhiều so với người có bằng lái. Việc cấp phép lái xe giúp cơ quan chức năng kiểm soát được trình độ và kỹ năng của người lái xe, từ đó giảm thiểu tai nạn giao thông.

    3. Tránh bị phạt

    Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi điều khiển xe ô tô mà không có giấy phép lái xe là từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Bạn sẽ tránh được việc bị phạt tiền cũng như tịch thu phương tiện nếu có giấy phép lái xe ô tô đúng luật.

    Hơn nữa, nếu lái xe không có giấy phép mà gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Nắm rõ kinh nghiệm lái xe an toàn với các loại giấy phép lái xe mới 2024 để tham gia giao thông tự tin hơn.

    II. Luật giao thông 2024: Các loại giấy phép lái xe ô tô hiện hành tại Việt Nam

    1. Hạng GPLX ô tô hiện hành

    Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, các hạng giấy phép lái xe ô tô hiện hành tại Việt Nam bao gồm:

    • B1: Cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả lái xe) và xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn.

    • B2: Cấp cho người làm nghề lái xe, điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả lái xe), xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn.

    • C: Cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên, bao gồm cả các loại xe quy định cho hạng B1 và B2.

    • D: Cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả lái xe), bao gồm cả các loại xe quy định cho hạng B1, B2 và C.

    • E: Cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (kể cả lái xe), bao gồm các loại xe quy định cho hạng B1, B2, C, D.

    • F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E điều khiển các loại xe ô tô tương ứng, kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, ô tô khách nối toa…

    2. Dự thảo thay đổi loại GPLX

    Các lưu ý về thay đổi trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới:

    1. Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hai hạng giấy phép lái xe B1 và B2 sẽ được gộp chung thành hạng B. Điều này có nghĩa là người lái xe chỉ cần có một bằng lái xe hạng B để lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ (bao gồm cả lái xe) với cả hộp số sàn và tự động.

    2. Ngoài ra, dự thảo mới cũng quy định không còn cấp giấy phép lái xe cho người lái máy kéo (trước đây là hạng A4) vì loại phương tiện này sẽ được xếp chung vào nhóm xe máy chuyên dùng.

    3. Có được học lấy bằng lái xe online không?

    Trước đây, khoản 2 Điều 8 Thông tư 12 quy định tất cả những ai có nhu cầu sở hữu giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và F đều bắt buộc phải được đào tạo tập trung tại các cơ sở được cấp phép đào tạo thì mới được tham gia thi lấy giấy phép lái xe.

    Tuy nhiên, Thông tư 05/2024/TT-BGTVT vừa được ban hành vào 31/3/2024 cho phép những ai thi bằng lái xe B2, C, D, E và F được học lý thuyết trực tuyến với một số nội dung nhất định (trừ cấu tạo và sửa chữa thông thường, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, kỹ thuật lái xe), kết hợp học lý thuyết tập trung tại cơ sở được cấp phép đào tạo.

    III. Cần bao nhiêu km lái xe an toàn để được nâng hạng giấy phép lái xe ô tô?

    “Lái xe an toàn” được hiểu là quá trình điều khiển xe ô tô an toàn không vi phạm Luật Giao thông đường bộ và không gây tai nạn giao thông.

    Để được nâng hạng giấy phép lái xe, bạn cần đáp ứng các điều kiện là: Có đủ thời gian lái xe an toàn theo quy định, đủ sức khỏe theo quy định, hoàn thành khóa đào tạo nâng hạng và đạt kỳ thi sát hạch nâng hạng.

    Để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ số km lái xe an toàn theo quy định tại khoản 3, Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT:

    • Hạng B1 lên B2: Thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và đạt 12.000 km lái xe an toàn trở lên.

    • Đối với Hạng B2 lên C, hạng C lên D, hạng D lên E, các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng: Thời gian lái xe từ 03 năm trở lên và có từ 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

    • Hạng B2 lên D, C lên E: Thời gian lái xe từ 05 năm trở lên và đạt hơn 100.000 km lái xe an toàn.

    IV. Khi nào cần đổi bằng lái xe ô tô theo kinh nghiệm lái xe an toàn?

    1. Bằng lái xe hết hạn:

    Hầu hết các loại bằng lái xe ô tô đều có thời hạn sử dụng, thế nên bạn cần đổi bằng lái xe mới trước khi hết hạn ít nhất 3 tháng.

    Cụ thể, GPLX cho ô tô hạng B1, B2 có hạn 10 năm, còn hạng C, D, E, F có hạn 5 năm. Riêng GPLX cho xe máy hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

    2. Bằng lái xe bị hư hỏng hoặc thông tin sai lệch:

    Bạn cần tiến hành đổi bằng lái xe ô tô khi bằng lái xe bị rách, mờ, phai màu, hoặc bị tẩy xóa hoặc thông tin trên bằng lái xe bị sai lệch so với thông tin cá nhân của bạn.

    3. Khi Luật thay đổi:

    Theo Dự thảo Luật Trật tự ATGT đường bộ, sắp tới sẽ không còn giấy phép lái xe hạng B2.

    Việc cấp GPLX theo hạng mới này sẽ được thực hiện cho người cấp lần đầu và các trường hợp cấp đổi, cấp lại. Đối với những người đã có GPLX trước khi luật mới có hiệu lực, người lái xe có thể tiếp tục sử dụng GPLX đến hết thời hạn. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn có thể yên tâm vì quyền lợi của bạn vẫn được đảm bảo.

    V. Kinh nghiệm lái xe an toàn cho người mới lấy bằng

    Nếu bạn vừa có bằng lái xe gần đây, bạn nên nắm rõ các kinh nghiệm lái xe an toàn sau.

    1. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ

    Trước khi tham gia giao thông, hãy đảm bảo bạn mang theo đầy đủ các giấy tờ xe cần thiết như giấy phép lái xe, bản sao bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô và giấy đăng ký xe.

    Bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô là loại bảo hiểm mà chủ xe cơ giới phải mua theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm sẽ chi trả cho người bị thiệt hại (bên thứ ba) về tổn thất về người và tài sản do xe của bạn gây ra, bảo vệ bạn khỏi rủi ro tài chính và giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

    Trước đây, theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, chỉ có giấy phép lái xe vật lý với chất liệu PET, mới được công nhận. Theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT vừa được ban hành mới nhất vào 31/3/2024, giấy phép lái xe đã được xác thực trên VNeID cũng được xem là giấy phép hợp lệ.

    2. Lái xe với tốc độ vừa phải

    Là người chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe, bạn nên thực hành cách lái xe ô tô an toàn là tập trung vào việc kiểm soát xe và tuân thủ luật giao thông. Hãy bắt đầu với tốc độ chậm, sau đó tăng dần khi đã quen với cảm giác lái xe và giữ cho bản thân và người khác an toàn mới là kinh nghiệm lái xe an toàn quan trọng nhất.

    3. Giữ khoảng cách an toàn

    Giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác là kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn tránh va chạm và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

    4. Quan sát gương chiếu hậu

    Lái xe không chỉ quan sát phía trước mà còn cần chú ý đến hai bên và phía sau. Hãy luyện tập sử dụng gương chiếu hậu để theo dõi các phương tiện xung quanh, đặc biệt khi chuyển làn, rẽ trái/phải hoặc lùi xe.

    5. Xi nhan và quan sát khi quay đầu

    Khi muốn quay đầu xe, cách lái xe ô tô an toàn là hãy bật xi nhan sớm để báo hiệu cho các phương tiện khác. Khi đến sát vị trí quay đầu, giảm tốc độ, quan sát kỹ gương chiếu hậu và điểm mù để đảm bảo an toàn.

    6. Giữ tâm lý vững vàng

    Tâm lý bình tĩnh và tập trung là yếu tố then chốt để lái xe an toàn. Tránh sử dụng điện thoại khi lái xe, đặc biệt là tại các ngã ba, ngã tư. Hãy chú ý quan sát biển báo, đèn tín hiệu và tuân thủ luật giao thông.

    7. Thắt dây an toàn và không lái xe khi say rượu

    Đây là quy định bắt buộc và cũng là lời khuyên quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông. Luôn thắt dây an toàn trước khi khởi động xe và tuyệt đối không lái xe khi đã sử dụng rượu bia.

    8. Quan sát biển báo:

    Luyện thói quen quan sát và đọc hiểu các biển báo giao thông trên đường. Việc này giúp bạn tuân thủ luật giao thông và đảm bảo an toàn cho hành trình. Tránh đi quá gần các xe có kích thước lớn như xe khách, xe buýt vì chúng sẽ che khuất tầm nhìn và khiến bạn khó quan sát biển báo.

    9. Sử dụng hệ thống ABS

    Hệ thống ABS (Anti-lock Braking System) giúp chống bó cứng phanh, đảm bảo kiểm soát tốt hơn khi phanh gấp giúp bạn dừng xe an toàn.

    10. Hạn chế rủi ro với hệ thống ESC

    Hệ thống ESC (Electronic Stability Control) giúp cân bằng xe khi gặp nguy cơ bị lật. Trang bị hệ thống ESC giúp bạn lái xe an toàn hơn trên những địa hình xấu như đường trơn trượt, nhiều ổ gà.

    11. Làm quen với thao tác

    Trước khi bắt đầu điều khiển xe, bạn hãy dành thời gian làm quen với các cách lái xe ô tô an toàn và thao tác cơ bản như côn, ga, phanh, cần số…

    Đồng thời, điều chỉnh ghế lái, vô lăng, gương chiếu hậu sao cho tư thế ngồi thoải mái và tầm quan sát tối ưu. Nhớ thắt dây an toàn trước khi khởi động xe để đảm bảo an toàn cho bản thân.

     

    Các Bạn Có Nhu Cầu Thi Bằng Lái Xe Các Hạng A1, A2, B1, B2, C, Nâng Dấu, Đổi Bằng

    Xin Liên Hệ Về Trung Tâm

    ☎ Hotline: 0855 640 373 (Zalo)

    👉ĐĂNG KÝ QUA ZALO

    Hoặc đến trực tiếp văn phòng để ghi danh.

    🏤Địa chỉ văn phòng chính: Số 54, Đ. Hoàng Diệu 2, P.Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

    👉Link map: Văn Phòng Tâm An

    Thời gian làm việc: 9h30 - 18h (Thứ 2 đến Chủ Nhật).

     

    Hotline tư vấn:0855 640 373